CHIA SẺ

Tuesday, November 14, 2017

GIỚI THIỆU VỀ CÂY TRE ĐIỀN TRÚC



Cây Tre Điền Trúc

Tên phổ thông: Tre Điền TrúcTre Tàu
Tên khoa học: Sinocalamus sternoauritus W.T.Lin
Họ thực vật: Hòa thảo – Poaceae
Nguồn gốc xuất xứ: Quảng Tây, Trung Quốc
Phân bố ở Việt Nam: Rộng rải ở nhiều tỉnh, đặc biệt các tỉnh Miền Núi

A. Đặc điểm hình thái:

Thân, tán, lá: Thân khá to, cao từ 7 – 8m, đường kính 9 – 12cm, thân không có gai, thẳng, thành vách day, mọc cụm, nhưng xa cây mẹ hơn các loại khác. Lá to bản rộng, nhẵn, màu lá xanh đẹp.

Măng to và chất lượng cao, lớp mỏng, vị ngọt dịu và không đắng, ăn tươi được, nhưng khi chế biến màu không đẹp ( hơi tím)

B. Đặc điểm sinh thái:

Tốc độ sinh trưởng: Trung bình

Phù hợp với vùng nhiệt đới, ưa nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 18oC – 25oC. Nhiệt độ tối thiểu: 6oC – 8oC, nhiệt độ tối đa: 34oC – 36oC cây vẫn có thể sống được. Lượng mưa trung bình từ 1.400 mm trở lên

Tre Điền Trúc có biên độ sinh thái rộng, có thể trồng trên nhiều nhóm đất khác nhau. Nhưng cây thích hợp và phát triển mạnh ở loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước, không bị ngập úng và có độ pH trên 4, 5 tầng đất dày. Cây thích hợp nhất là đất đồng bằng, đất xung quanh ao hồ, ven sông suối, tầng đất dày, xốp. Đặc biệt Tre Điền Trúc có thể chịu được hạn. Vì vậy, đối với đất đồi núi thấp có độ cao từ 300 – 400m, thậm chí 500 m so với mặt nước biển, đều có thể trồng được.

Tre Điền Trúc là loại cây đa tác dụng, ngoài cho ra các sản phẩm gia dụng, được chế biến từ thân Tre như tăm, đũa, ván ép, bột giấy… Măng còn là sản phẩm rau sạch có hàm lượng lipit, protid, axit amin cao, chất xơ hợp lý. Ngay cả lá của chúng cũng được sử dụng gói bánh và chiết suất chế biến để sử dụng cho nhiều mục đích ở các nước có nền công nghệ sinh học phát triển cao như: Nhật, Đài Loan, Singapore




Măng Tre Điền Trúc