Tre Điền Trúc
Chọn đúng Giống Tre Điền Trúc
Thời gian gần đây có nhiều Giống Tre lấy măng được du nhập vào nước ta như: Tre Bát Độ, Tre Mao Trúc, Tre Lục Trúc, Tre Mạnh Tông và Tre Điền Trúc… mỗi Giống Tre có thế mạnh và thích nghi với từng điều kiện tự nhiên khác nhau.
Trong đó, Tre Điền Trúc là Giống Tre “Siêu măng”, cũng là cây đa dụng. Nếu trồng trên đất “An toàn” và bón phân đúng cách, Măng Điền Trúc được coi là sản phẩm rau “Sạch” vì không sử dụng thuốc trừ sâu. Măng rất dễ ăn, thường cho vào lẩu ăn tái giòn. Măng đưa vào các món xào, nấu từ ngọt đến chua, nhiều món ngon nhớ đời.
Chọn đúng Giống Tre Điền Trúc
Ngoài ra, trồng Tre Điền Trúc để lấy măng nhưng vẫn có thể thu hoạch cây, cành, gốc tre, làm ra các sản phẩm gia dụng… mang lại lợi nhuận cao cho nhà vườn hơn hẳn những loại Tre lấy măng khác.
Trồng đúng kỹ thuật để thu hoạch được tốt nhất
Một số gia đình thành công với mô hình trồng Tre Điền Trúc lấy măng nhận định rằng trồng Tre Điền Trúc không khó, nhưng cần phải đúng kỹ thuật. Ngoài ra, người trồng phải biết cách chăm sóc thì mới có nhiều măng.
Trồng đúng kỹ thuật để thu hoạch được tốt nhất
Nếu trồng đúng kỹ thuật, sau khi trồng 2 năm, Tre Điền Trúc sẽ cho thu hoạch, mỗi lùm khoảng 13 – 16 mụt măng. Từ năm thứ 3 trở đi, Tre sẽ cho măng nhiều hơn. Với năng suất đạt 16 – 18 tấn măng/năm, trung bình mỗi gốc cho thu 40 – 50kg măng/năm, với giá bán hiện nay từ 8 – 10 nghìn đồng/kg sẽ cho thu nhập khoảng 100 – 150 triệu đồng/ha/năm.
Kỹ thuật chăm sóc Tre Điền Trúc lấy măng bao gồm từ khâu bón phân, làm cỏ định kỳ, tỉa gốc, xới đất, phòng trừ sâu bệnh… được tiến hành thường xuyên. Đặc biệt, hiện nay nhiều nhà vườn quan tâm đến việc xử lý măng trái vụ để có giá bán cao hơn.